Top các câu hỏi thường gặp khi thi công sơn tường nhà

Sơn tường nhà nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra có rất nhiều công đoạn phải làm và có nhiều lưu ý cần phải biết. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể biết hết về những điều đó. Trong quá trình thi công sơn tường nhà, có rất nhiều câu hỏi cần giải đáp. Hiểu được mong muốn đó, son Vipmantex đã tổng hợp những câu hỏi thường gặp khi sơn tường nhà, để giúp độc giả có thêm thông tin hữu ích, cho ngôi nhà của mình được bền đẹp theo thời gian…

1. Các bước xử lý bề mặt tường trước khi thi công bột trét tường ra sao?

Xử lý bề mặt trước khi sơn là bước quan trọng không kém vì xử lý càng tốt thì chất lượng màng sơn, tuổi thọ màng, giá thành đầu tư sẽ hiệu quả hơn.

Đối với bề mặt mới:

  • Bề mặt tường mới phải đảm bảo quá trình đóng cứng, để tối thiểu 7 ngày mới trét bột.
  • Bề mặt phải được làm sạch trước khi trét: loại bỏ các vữa thừa trên bề mặt, các chất bụi bẩn hay các tạp chất khác cũng đều phải được loại bỏ.
  • Phải bảo đảm bề mặt không bẩn, không bị phấn hoá hay dính các tạp chất khác.
  • Dùng chổi cỏ quét sạch bề mặt. Nếu bề mặt bị bụi phấn nhiều có thể dùng khăn ướt lau sạch bề mặt hay dùng ru lô nhúng nước lăn lên, để khô rồi tiến hành sơn.

Đối với bề mặt cũ:

– Bề mặt quét vôi

+ Dùng bàn chải sắt và bàn sủi chà hoặc phun nước áp lực cao để sạch lớp vôi trên bề mặt.

+ Dùng nước hay chổi làm sạch bề mặt còn bám bụi sau khi chà.

  • Nếu bề mặt bị nấm mốc thì dùng dung dịch chống mốc để quét lên bề mặt. Để khô rồi trét bột lên. Chà nhám cho phẳng và làm sạch bề mặt trước khi tiến hành sơn.

Đối với bề mặt đã sơn:

  • Nếu bề mặt cũ còn tốt, lớp sơn cũ còn tốt không bị bong tróc: Chà nhám sơ trên bề mặt để làm sạch các vết bẩn trên bề mặt. Làm sạch bề mặt sau khi chà nhám và có thể tiến hành sơn.
  • Nếu lớp sơn cũ không còn tốt, bị bong tróc hay phấn hoá. Loại bỏ các lớp tróc của sơn cũ. Chà toàn bộ bề mặt kể cả phần còn bám chắc.
  • Phần bị bong tróc, phấn hoá: Dùng bàn sủi và bàn chải sắt để chà sạch lớp bong tróc. Dùng giấy nhám chà cho phẳng bề mặt. Thổi sạch bằng khí. Lấy khăn ướt lau sạch. Để khô trước khi sơn
  • Nếu bề mặt bị tróc cả bột và sơn thì cần phải sủi hết lớp bột bị tróc sau đó trét mastic lại.
  • Phần bị nấm mốc.

+ Dùng dung dịch tẩy chlorine để chà rửa phần nấm mốc

+ Dùng bàn chải nylon cứng để chà rồi rửa sạch bằng nước.

+ Để khô trước khi sơn.

+ Trong khi thực hiện công việc này phải đeo kính bảo vệ mắt, đeo khẩu trang và đeo găng tay cao su.

top-cac-cau-hoi-thuong-gap-khi-thi-cong-son-tuong-nha

2. Sử dụng bột trét chống thấm sau một tháng mới thi công có được không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên cần lưu ý một điều là sau khi sử dụng bột trét phải xả nhám. Nếu chỉ sử dụng bột trét thôi thì sau một tháng rất khó xả nhám.

3. Tại sao phải dùng sơn lót?

Thực chất chúng ta không bắt buộc phải dùng sơn lót trong quá trình thi công. Tuy nhiên, việc không sử dụng lớp sơn lót thường ít gây tác hại ngay lúc đó nhưng về lâu dài sẽ làm giảm tuổi thọ cũng như thẩm mỹ của lớp sơn phủ.

Nếu bạn không sử dụng sơn lót, bạn sẽ phải dùng nhiều sơn phủ hơn vì sơn phủ sẽ bị hút vào lớp bột trét nhiều hơn, dẫn đến màu sơn sau khi hoàn thiện có thể đậm màu hơn so với bức tường có dùng sơn lót. Trong khi đó giá thành sản phẩm sơn lót kiềm tuy cao hơn nhưng sơn lót lại có độ phủ lớn hơn, không cần phải dùng nhiều sơn lót để thi công nên chắc chắn kinh tế hơn sơn phủ. Bên cạnh đó, nhiều người cũng hay dùng sơn phủ trắng bình thường để thay cho lớp sơn lót, nhưng lớp sơn này thực chất không có các tính năng của sơn lót dẫn đến màu sơn bị loang lỗ, bị bong tróc hay bề mặt sơn không phẳng đẹp…

Vì vậy mà sơn lót là lớp rất quan trọng, không thể thiếu trong thi công sơn nhà, ngoài những lí do trên còn có các tác dụng hữu ích sau:

Sơn lót giúp nâng cao bề mặt sơn bằng việc che giấu những vết bẩn không đồng màu. Sơn lót còn bảo vệ lớp sơn mới, lớp ngoài đều hơn và tạo độ sáng bóng nhẵn hơn, chính vì thế làm cho màng sơn đẹp hơn. Ngoài ra, sơn lót còn tăng độ bám dính chắc và chống lại việc chảy xệ. Sơn lót còn có khả năng tăng độ bền cho sơn bằng cách bảo vệ lớp sơn phủ không bị các phản ứng hóa học xảy ra từ bên trong như kiềm, thấm, ăn mòn, tránh cho lớp sơn phủ không bị hiện tượng biến đổi màu do kiềm hóa (có trong vôi, xi măng…), bị ố vàng, bong tróc hay bị gỉ sét.

4. Dùng xi măng trắng thay cho lớp sơn lót được không?

Câu trả lời là không vì nếu như sử dụng xi măng trắng làm sơn lót thì sẽ dễ bị phấn hóa, làm bong tróc lớp phủ dẫn đến việc mất đi độ bền và tính thẩm mỹ. Ngoài ra xi măng trắng không tạo màng nên không tạo được lớp bám dính điều này, theo thời gian độ bền sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không những thế xi măng trắng cũng không có khả năng kháng kiềm vì thế dễ dẫn đến những tác động như bị đổi màu, ố vàng hay ẩm mốc….

5. Cách thực hiện lớp sơn lót như thế nào cho phù hợp?

Chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của sơn lót nên khi thi công lớp này phải đảm bảo toàn bộ bề mặt được sơn và phải đảm bảo trước khi sơn, bề mặt đã sạch sẽ, không có bụi bẩn.

Đối với bề mặt bằng phẳng, không khuyết tật thì có thể sử dụng bất cứ loại dụng cụ để sơn, nhưng đối với bề mặt lồi lõm có góc cạnh thì ta phải chọn lựa dụng cụ thi công cho phù hợp. Ví dụ: Đối với bề mặt bêtông, có thể sử dụng rulô hay cọ để thi công nhưng đối với bề mặt kim loại nên dùng súng phun hay cọ.

Đối với tường mới, bạn phải để khô ráo hoàn toàn. Quy chuẩn chung của sơn nhà là 1 lớp lót 2 lớp phủ màu nhưng với tường mới thì bạn có thể sơn 2 lớp sơn lót nếu muốn tuổi thọ của sơn cao hơn, màng sơn mịn và đẹp hơn.

Có khá nhiều trường hợp vì chủ quan hoặc chưa hiểu rõ mà không tuân thủ những nguyên tắc nêu trên, do vậy dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Lớp sơn lót và lớp sơn phủ bám dính không tối đa và không phát huy được tác dụng của nó. Và điều chắc chắn là tường nhà bạn sẽ không đạt được tính thẫm mỹ như mong muốn, tuổi thọ của của sơn cũng bị rút ngắn so với bình thường, dẫn đến sau này phải tốn thêm chi phí sửa chữa, thi công lại.

6. Tại sao phải thi công 2 lớp sơn phủ?

Lớp sơn phủ được ví như là chiếc áo bên ngoài của ngôi nhà bạn. Vì vậy bạn cần phải tạo ra sự hoàn hảo cho lớp sơn này. Do đó việc lăn 2 lớp sơn phủ chắc chắn sẽ tạo ra sự đồng màu và chất lượng hơn là 1 lớp sơn phủ, làm cho bề mặt trở nên đều và đẹp hơn rất nhiều. Nhất là đối với nhiều bề mặt sơn không bằng phẳng thì việc sơn 1 lớp không đảm bảo sự che lấp đều trên bề mặt.

Nhiều bạn đã từng suy nghĩ hoặc đang phân vân rằng sơn 1 lớp sơn phủ để tiết kiệm chi phí hơn. Nhưng đó không phải là lựa chọn thông minh. Có thể sơn 1 lớp sơn phủ sẽ tiết kiệm chi phí cho bạn lúc ban đầu nhưng về sau khi công trình đã hoàn thiện, bạn sẽ thấy hối hận. Vì lớp sơn phủ 1 lớp không thể che hết được bề mặt sơn dẫn đến màu phủ không đều. Không những làm giảm đi tính thẩm mỹ cho tường của bạn mà bên cạnh đó lớp sơn cũng không đạt được độ bền tối ưu. Dẫn đến chưa được một thời gian lâu, bạn sẽ phải sửa sang lại, tốn kém hơn nhiều.

7. Độ phủ là gì? làm cách nào xác định lượng sơn cần thi công?

Mặc dù sơn là sản phẩm quen thuộc với mọi người nhưng không phải vì thế mà ai cũng biết được độ phủ là như thế nào. Độ phủ là số m2 mà 1lít (hay kg) sơn có thể sơn phủ lên bề mặt vật cần sơn như tường nhà, kim loại,…. Ví dụ với diện tích là 60m2 bạn sẽ cần đến thùng sơn 18 lít. Như vậy độ phủ của thùng sơn 18 lít là khoảng 60m2. Như vậy khi biết độ phủ là gì thì bạn sẽ biết cần bao nhiêu sơn là vừa đủ và chon được phương thức thi công phù hợp nhất vì độ phủ của sơn còn phụ thuộc vào yếu tố bề mặt sơn có bằng phẳng hay không. Nếu bằng phẳng thì lượng sơn sử dụng sẽ đỡ tốn kém hơn là bề mặt vật chủ sơn gồ ghề. Như vậy bạn sẽ không phải sử dụng sơn một cách lãng phí.